Tui thích nghe nhạc, xem phim và đọc sách, như tất thảy mọi người. Sở thích giống nhau của loài người. Vậy nên xét cho cùng, sách giống như một người bạn. Có duyên thì gặp, vô duyên rước ở chung nhà cũng chẳng ra sao.
Những quyển sách đầu tiên tôi thực sự đọc, nghĩa là lưu tâm để ý mà đọc, là truyện của Quỳnh Dao. Số là bên ngoại tui toàn dì, mà mấy cô ngày xưa mê Quỳnh Dao lắm nên tui có thừa hưởng vài cuống Quỳnh Dao cũ, cái thời Lưu Quốc Nhĩ dịch. Nghiện! cái thời lớp 7, lớp 8 mà đọc Quỳnh Dao thì dễ nghiện lắm. Truyện tình cảm mà. Anh này yêu cô nọ, cô nọ lại yêu chàng kia. Nước mắt, rồi đau khổ vật vã. Tự mình ngồi huyễn hoặc mình, xem mình như nhận vật rồi cũng vật vã theo. Thật ra, Quỳnh Dao viết tốt, kết cấu nội dung đâu ra đó, xây dựng nhân vật rất tốt. Bà viết rõ, dễ hiểu, câu chữ ra giấy thế nào thì hiểu như thế. Vậy nên dù có nhiều người xem tiểu thuyết của bà là ba xu, thì tui vẫn thích và cũng chẳng ngượng ngùng gì mà nói tui vẫn còn đọc Quỳnh Dao đến giờ =))
Lên đại học, nhờ một cô bạn, tui bắt đầu đọc sách lại sau mấy năm cấp 3. Phải nói thẳng, hồi ấy tui đọc sách theo kiểu phòng trào này nọ. Quyển nào thiên hạ mê, cho là "cao cấp" thì tui vác về. Ta nói, để cả chồng!. Sau này, "lớn" hơn chút, tui nhận ra sách là một người bạn rất đặc biệt. Có duyên thì sẽ gặp nhau, và từ đó mới hiểu nhau được. Không phải Nobel, Goncourt, Pulitzer hay Best Seller là sẽ hợp với mình. Điển hình, tui được người ta giới thiệu về Paulo Coelho, thiên tài văn chương. Tui cũng vác về đọc. Đọc được vài chương thì đầu hàng, để đó chưng thôi. Xin nói cho rõ, không đọc được không có nghĩ là dở. Suy nghĩ này rất nguy hiểm. Có hôm có người hỏi tui đọc "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" chưa. Tui thiệt thà nói có nghe nhưng không đọc. Nó cũng thiệt thà, cái đó hay mà, không dở đâu. Tui cũng bối rối theo, tui không đọc thôi, vì không phải gu của tui, chớ tui có nói nó dở đâu trời. Tui nói tiếng Việt mà, tiếng Việt trong sáng lắm! Vậy nên mới nói đừng đọc sách theo phong trào, hãy lựa chọn những gì hợp với mình để đọc. Việc bạn đọc một cuốn sách đạt giải Nobel không hề làm cho bạn sang lên tí nào. Và việc đọc Quỳnh Dao cũng chẳng làm bạn "rẻ" đi chút nào đâu. Quan trọng là bạn hiểu được gì từ cuốn sách, cảm xúc của bạn như thế nào và sau một khoản thời gian, bạn có còn nhớ bạn đã đọc gì không.
Tui đã từng thấy một người bạn kể về Rừng Nauy của Murakami với cảm xúc dạt dào như thể cô ấy mới đọc nó hôm qua đây thôi. Bản thân tui cũng vậy, có những quyển sách khiến tui nhớ mãi, không phải tất cả câu chuyện, chỉ khoảnh khắc nào đó thôi. Khi nhắc đến "Đại dương biển" của Barrico, tui có thể tóm tắt cho bạn chút ít nội dung, nhưng cái mà tui nhớ nhất vẫn là cảm giác kinh sợ. Nỗi kinh sợ có tên biển cả, bóng đêm và con người. Hay với "Cái chết của vua Tsongor" của Laurent Gaude, tất cả gợi lên sự rồ dại, khát máu, thù hận và đớn hèn của con người, về hình ảnh kẻ "mọi bò rạp" của đức vua, và cả thành Massaba rực cháy giữa đêm tàn. Đó là tất cả còn lại của những cuốn sách đi qua cuộc đời mỗi người, cảm xúc của bạn với "người bạn" ấy.
Thường thì tui không chủ đích là đi mua cuốn gì, chỉ rãnh rỗi mà sinh nông nỗi đi dạo nhà sách thôi, hoặc giả là do tác gia yêu thích mới ra cuốn mới nên phải đi vác về khẩn trương. Tui sẽ đi chầm chậm, chọn lấy những cuốn có cover đẹp, in chỉnh chu hoặc có tên là lạ. Đọc lướt qua nhận xét được in ở cover, có thể đọc chút ít tóm tắt nội dung, lướt vài trang đầu. Nếu cảm thấy hợp thì mua thôi. Vì vốn dĩ xem sách là cơ duyên nên tui không đọc cố định một thể loại. Tình cảm có, trinh thám có, hồi ký có, cả truyện thiếu nhi cũng không chừa. Miễn là tui thích, nó sẽ cuốn lấy tui cả đêm dài. Lần đọc "Mùi Hương" của Patrick Suskind, tui bị choáng cực độ, ngay mấy trang đầu đã bị hạ gục thê thảm. Tui đọc một mạch từ 10h đêm đến gần 8h sáng hôm sau, không dứt được, cứ bị cuốn đi như thác lũ. Sợ thật!
Từ hồi đi làm, tui lười đọc hẳn. Có khi phải gây dựng lại thói quen mới được :)
Đi ngủ đây! =))